Từ xưa tới nay, việc chống thấm, chống ăn mòn luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong các nhà máy sản xuất, nhà hàng,… Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, có rất nhiều phương pháp chống thấm, chốn ăn mòn. Nhưng 1 trong những phương pháp hữu dụng và được sử dụng nhiều nhất là phương pháp bọc phủ composite chống thấm FRP. Phương pháp này đang dần trở thành giải pháp hàng đầu, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại kết quả tuyệt vời.
Đã từ lâu, phương pháp bọc phủ Composite được coi là phương pháp hữu dụng nhất trong thi công các loại bể hóa chất, bể chứa acid, bể dây truyền phosphate kẽm, bể chứa nước thải, bể chứa nước sinh hoạt, các tank chứa acid, hình trụ, elip, thi công các bể siêu lớn. Với khả năng chống thấm vượt trội, chống ăn mòn và nhẹ, bọc phủ Composite được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp và xây dựng.
Vậy Bọc phủ Composite là gì?
Bọc phủ composite là một loạt các lớp bảo vệ được phủ lên bề mặt như thép, bê tông hoặc bất kỳ vật liệu nào. Chống ăn mòn bề mặt bằng cách sử dụng lớp phủ composite đạt được với sự kết hợp của ít nhất hai chất. Những chất này thường tạo thành hai hoặc nhiều lớp của một loại nhựa epoxy và một loại nhựa tổng hợp FRP.
Vật liệu Composite là gì?
Vật liệu Composite, hay còn gọi là FRP (Fibeglass Reinfored Plastic), là loại công nghệ được kết hợp từ nhựa polyester, hoặc vinylester kết hợp với phụ gia và được đóng cứng cùng với sợi bông thủy tinh, sản phẩm sau khô cứng, có thể chịu được môi trường hóa chất cao như axít, kiềm ở các nhiệt độ cao hơn.
Quy trình bọc phủ Composite
Quy trình các bước bọc phủ Composite dưới đây áp dụng với tất cả các công trình bọc phủ Composite bất kỳ:
Bước 1: Tư vấn hỗ trợ, khảo sát vị trí thi công, lên bản vẽ thi công.
- Xác định, lên bản vẽ mặt bằng thi công
- Khảo sát bề mặt dự kiến bọc phủ, tư vấn các loại nguyên liệu
- Đo đạc diện tích bề mặt, tính toán độ dày phù hợp
- Báo giá thi công và thời gian thi công
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng thi công, vệ sinh mặt bằng sạch sẽ
- Chuẩn bị đầy đủ những vật liệu phục vụ thi công, đồ bảo hộ cũng như biện pháp xử lý các trường hợp có thể xảy ra
- Dọn dẹp nơi thi công sạch sẽ
- Kiểm tra và xử lý triệt để những vị trí chưa đảm bảo cho quá trình làm việc
Bước 3: Thi công lớp lót đầu tiên (lớp keo chống thấm composite)
- Trộn lớp lót theo hướng dẫn và yêu cầu của thiết kế
- Phun/Phủ 1 lớp mỏng nhựa/keo chống thấm lên bề mặt thi công
- Sau khi phủ lớp thứ nhất, chờ đến khi lớp keo khô hẳn thì tiếp tục phủ lớp tiếp theo lên cho đến khi đạt yêu cầu về độ dày của lớp lót đã đặt ra từ trước.
Bước 4: Thi công phủ sợi thủy tinh
- Cắt các sợi thủy tinh theo đúng kích thước trong yêu cầu bản vẽ
- Trộn lớp nhựa nền với sợi thủy tinh theo tỉ lệ được quy định
- Dán sợi thủy tinh lên bề mặt, không để bị phồng hay có bọt khí (Lưu ý: Khi dán cần hạn chế làm phồng các bọt khí dưới bề mặt, vấn đề này sẽ dễ làm hỏng các liên kết sợi, làm phồng lớp thủy tinh dẫn đến chất lượng bề mặt không đạt.)
- Tiến hành lăn nhựa
Bước 5: Thi công lớp sợi thủy tinh tiếp theo
- Tiến hành làm các lớp sợi thủy tinh tiếp theo, như bước 4, cho tới khi đủ số lớp yêu cầu của bản vẽ thiết kế
Bước 6: Kiểm tra lại bề mặt trước khi lăn phủ Composite lần cuối
- Kiểm tra những vị trí nào lồi lõm, vật dụng hay vụn vữa… còn bỏ sót trên bề mặt.
- Nếu bề mặt lồi lõm, mài mòn bằng máy cho phẳng. Đảm bảo tính thẩm mỹ cho bề mặt
- Loại bỏ những vật dụng, vụn vữa còn sót trên bề mặt.
Bước 7: Thi công lớp bề mặt trên cùng, hoàn thành quá trình bọc phủ
- Trộn vật liệu, phối màu theo đúng như bản vẽ thiết kế
- Lăn phủ lớp bề mặt, đảm bảo tính thẩm mỹ
Bước 8: Kiểm tra lại, vệ sinh công trình sạch sẽ
- Chờ lớp bề mặt trên cùng khô hoàn toàn, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt
- Tiến hành vệ sinh công trình sạch sẽ, trả lại mặt bằng
Bước 9: Nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng
- Chủ đầu tư kiểm tra công trình, xác định độ phẳng của bề mặt
- Tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình
Một câu hỏi được đặt ra: “Tại sao lại chống thấm bằng Composite?”
Để trả lời cho câu hỏi này, Chúng ta cùng xem đến những ưu điểm của chống thấm bằng Composite:
- Vật liệu Composite là vật liệu an toàn, không dẫn điện, giá thành tương đối rẻ nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
- Nguyên liệu Composite nhẹ, thuận tiện cho việc vận chuyển và thi công tại các công trường, tại những nơi có địa hình khó di chuyển.
- Quy trình thi công nhanh chóng, sửa chữa dễ dàng, không tốn quá nhiều thời gian và có thể sử dụng ngay mà không mất thời gian chờ đợi.
- Chịu được sự ăn mòn của hóa chất kể cả hóa chất cực mạnh, chịu nhiệt, chịu ẩm, chịu rung chịu va đập. Mang lại hiệu quả cao trong thời gian dài sử dụng.
- Chi phí thấp hơn rất nhiều so với các vật liệu khác như sắt, thép, đồng… Do vậy người sử dụng sẽ tiết kiệm được một khoản lớn.
- Độ bền của composite cao bởi tính chất ưu việt như chống tia UV, chống oxy hóa, chống tác động xấu của môi trường thời tiết và cả sự ăn mòn cao của axit…
- Sử dụng bọc phủ Composite FRP giúp công trình có tính thẩm mỹ cao. Composite rất dễ cắt uốn và tạo được nhiều kiểu khác nhau, có nhiều màu sắc để khách hàng chọn lựa.
- An toàn cho sức khỏe của người dùng, liên kết tốt với nhiều loại vật liệu, giúp vật liệu được phủ gia tăng tuổi thọ 15-20 năm.
- Không gây ô nhiễm môi trường, không chứa hóa chất độc hại, khả năng thích ứng cao dưới mọi địa hình của công trình như vết nứt, ngõ ngách.
- Đáp ứng mọi tính chất bề mặt sản phẩm như nhựa, sắt thép, bê tông…
Trên đây là bài viết giới thiệu về bọc phủ Composite của Alpha. Khách hàng có câu hỏi hoặc nhu cầu bọc phủ cho công ty của mình, vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
VĂN PHÒNG PHÍA BẮC
- Khu đô thị Hải Đăng, đường Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 0906.355.488
- Email: [email protected]
VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
- SỐ 04 LÝ THƯỜNG KIỆT, Thành phố ĐÔNG HÀ, tỉnh QUẢNG TRỊ
- Điện thoại: 0976.355.488
- Email: [email protected]
VĂN PHÒNG MIỀN NAM
- Số 149 đường số 14, KDC Phong Phú 4 – Lovera Park, Phong Phú, Bình Chánh, HCM
- Điện thoại: 0916.355.488
- Email: [email protected]
Mời bạn xem thêm một số sản phẩm nổi bật của Alpha Việt Nam: