7 bước vệ sinh tháp giải nhiệt

Để tháp giải nhiệt của bạn hoạt động bình thường, cần phải vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên để ngăn vi sinh vật phát triển. Trừ khi bạn hiện có kế hoạch bảo trì bao gồm cả việc dọn dẹp, nếu không bạn sẽ không làm đủ để giữ cho tháp của mình hoạt động như bình thường. Ngoài việc chứa vi khuẩn, tháp giải nhiệt có thể hút cặn bẩn qua đường ống, làm giảm hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Bài viết này Alpha giới thiệu đến bạn 7 bước vệ sinh bảo trì tháp giải nhiệt. Giúp bạn hiểu hơn về quy trình các bước làm sạch tháp giải nhiệt nước.

Câu hỏi đầu tiên bạn đặt ra là: Tại sao nên vệ sinh tháp giải nhiệt của mình?

Tháp giải nhiệt công suất lớn
Tháp giải nhiệt Alpha

 

Làm sạch tháp giải nhiệt của bạn và xử lý nước bên trong sẽ ngăn ngừa thiệt hại xảy ra cho toàn bộ hệ thống của bạn, do tắc nghẽn và ăn mòn. Ngay cả khi bạn thường xuyên xử lý nước, bạn vẫn cần phải làm sạch tháp để giúp giữ cho hệ thống không có vi khuẩn và vi sinh vật.

Nếu bạn rút nước tháp vào mùa đông do nhu cầu sử dụng chúng giảm, hãy lên kế hoạch cho một trong hai lần vệ sinh hàng năm để hệ thống của bạn sử dụng hiệu quả nhất khi bạn đổ đầy nước vào tháp khi mùa hè trở lại. Ngay cả khi bạn sử dụng tháp cả năm, bạn vẫn cần phải lên kế hoạch vệ sinh định kỳ 6 tháng một lần để tránh bám bẩn có thể làm hỏng hệ thống.

7 bước vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Bước 1: Tắt máy bơm để bắt đầu chu trình bảo dưỡng

Bước 2: Tẩy cáu cặn tháp giải nhiệt

Giữ lại một lượng nước nhất định trong tháp để ước lượng lượng hóa chất theo lưu mực đủ để tẩy sạch cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước. Đổ hóa chất vào trong tháp đảm bảo người đổ phải hiểu về hóa chất và nồng độ tránh làm nguy hại cho tháp. Khi đổ hóa chất phải tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn lao động tránh bị bỏng hóa chất, bị đổ, tràn hóa chất làm hư hại các thiết bị khác. Sau khi đổ hóa chất, đảm bảo nồng độ đều và an toàn, chúng ta bắt đầu mở các van cần thiết trên tháp và đường ống. Bật bơm nước để hóa chất chạy tuần hoàn trên đường ống và trên tháp làm cho các cáu cặn, bụi bẩn trên đường ống đánh tan.

tay-cau-can
Tẩy cáu cặn

Bước 3: Xả hóa chất tháp giải nhiệt

Sau một thời gian chạy hóa chất nhất định, ta bắt đầu xả hóa chất tẩy rửa ra khỏi hệ thống. Khi xả lưu ý phải cho hóa chất trung hòa tẩy rửa trước khi xả ra môi trường làm ảnh hưởng tới môi trường. Nước phải liên tục chạy tuần hoàn đồng thời xả toàn bộ hóa chất trên đường ống. Dùng quỳ tím để thử độ PH, nếu đạt trung tính (hết hóa chất) trên hệ thống tháp giải nhiệt là đạt yêu cầu.

Bước 4: Vệ sinh các ống phân phối nước

Tháo dời các tấm, ống phân nước để xịt rửa vệ sinh thật sạch hết rong rêu và bụi bẩn canxi bám vào để hoạt động của tháp sau này đạt hiệu suất tốt nhất. Sau khi vệ sinh xong lắp lại như ban đầu. Cần lưu ý các góc độ chia, phải check các góc theo đúng kỹ thuật.

Bước 5: Kiểm tra dầu bôi trơn

Thông thường sau 6 tháng vận hành liên tục, khi bảo trì bảo dưỡng tháp cần phải thay dầu một lần. Ngoài ra hàng tháng nên kiểm tra mức dầu trên tháp xem có bị hao hụt không. Nếu dầu ở mức dưới quy định, cần phải bổ xung dầu ngay. Khi bảo dưỡng cũng cần kiểm tra thêm xem dầu có bị cô đặc, đóng bánh thì cần phải dừng máy và thay dầu ngay.

Bước 6: Kiểm tra hệ thống điện

Kiểm tra hệ thống điện cấp cho bơm, kiểm tra khởi động từ aptomat, kiểm tra độ cách điện mô tơ quạt, máy bơm, các thiết bị điều khiển, cảm biến nhiệt độ nếu có.

Bước 7: Vệ sinh các thiết bị, vỏ máy

Vệ sinh cánh quạt, vệ sinh lưới bảo vệ, vệ sinh thân tháp và vỏ tháp. Sau khi vệ sinh cần kiểm tra tháp đã sạch, không còn rêu mốc, không còn bụi bẩn bên trong và bên ngoài tháp là đã đạt yêu cầu.

ve-siinh-vo-may
Vệ sinh vỏ máy và các thiết bị

Sau khi vệ sinh xong cần chạy thử nghiệm tháp

Tiến hành mở nước và hệ thống, điều chỉnh các van nước theo yêu cầu kỹ thuật. Cần kiểm tra phao nước đóng mở tự động có hoạt động bình thường không. Vì khi nước thấp phao sẽ báo cho cảm biến để mở điện cấp nước vào hệ thống, khi đủ nước sẽ tự ngắt điện. Khi chạy thử cần kiểm tra độ rung và độ ồn của tháp, nếu có cần điều chỉnh lại, xiết các ốc, chỉnh tăng đơ. Kiểm tra nhiệt độ của nước vào và nước ra của tháp để đánh giá hiệu quả sau khi bảo dưỡng.

Trên đây là toàn bộ các bước vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt của công ty Alpha Cooling Tower. Khách hàng có câu hỏi, thắc mắc hay có nhu cầu về tháp giải nhiệt và các linh kiện tháp giải nhiệt. Vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ và tư vấn dịch vụ tốt nhất.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

VĂN PHÒNG PHÍA BẮC

  • Khu đô thị Hải Đăng, đường Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 0906.355.488
  • Email: [email protected]

VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG

  • SỐ 04 LÝ THƯỜNG KIỆT, Thành phố ĐÔNG HÀ, tỉnh QUẢNG TRỊ
  • Điện thoại: 0976.355.488
  • Email: [email protected]

VĂN PHÒNG MIỀN NAM

  • Số 149 đường số 14, KDC Phong Phú 4 – Lovera Park, Phong Phú, Bình Chánh, HCM
  • Điện thoại: 0916.355.488
  • Email: [email protected]

Xem thêm bài viết:

Tháp giải nhiệt của bạn có hoạt động tốt ở nhiệt độ cao vào mùa hè?

Chọn mua linh kiện tháp giải nhiệt tốt nhất

Quạt giải nhiệt Model ALF

Trong hệ thống tản nhiệt, cánh quạt giải nhiệt Model ALF thường được kết hợp...

Cánh quạt Alpha D7000mm

Cánh quạt Alpha D7000mm tháp giải nhiệt nước đóng một vai trò quan trọng trong...

Cánh quạt D3800mm

Cánh quạt D3800mm tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm...

Cánh quạt D4800mm

Cánh quạt D4800mm tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm...

Cánh quạt D2400mm

Trong hệ thống tháp giải nhiệt, cánh quạt D2400mm đóng một vai trò quan trọng...

Cánh quạt D1800mm

Cánh quạt D1800mm trong hệ thống tản nhiệt đóng vai trò quan trọng trong việc...

Cánh quạt D930mm

Trong hệ thống tháp giải nhiệt, cánh quạt D930mm đóng một vai trò quan trọng...

Cánh quạt D2000mm

Cánh quạt D2000mm trong tháp giải nhiệt nước đóng một vai trò quan trọng trong...